Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Nội dung bài viết:

  • 1. Cơ sở pháp lý về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền công tiền lương
  • 2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công tiền lương
  • 2.1 Cá nhân cư trú từ tiền lương, tiền công
  • 2.2 cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công

giới thiệu chung bài viết

1. Cơ sở pháp lý về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền công tiền lương

1.1 Cơ sở pháp lý

STT
Trích dẫn
Cơ sở pháp lý
1
Điều 2,3,7,8
Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện luật thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cá nhân cư trú
2
Điều 18
Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú
3
Khoản 5 điều 11
TT92/2015-BTC các khoản phúc lợi cho người lao động.

1.2 Đối tượng nộp thuế TNCN

• Cá nhân cư trú:
Cá nhân có mặt tại Việt nam từ 183 ngày trở lên, hoặc 12 tháng liên tục
Có nơi đăng ký thường trú, hoặc có nhà thuê để ở theo thời hạn
• Cá nhân không cư trú: Cá nhân không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú

2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công tiền lương

2.1 Cá nhân cư trú từ tiền lương, tiền công

• Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao đông từ 3 tháng trở lên

Công thức
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế * thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế

Các khoản được miễn thuế như sau:

Tiền phụ cấp ăn trưa giữa ca không được vượt quá 730.000đ/tháng/người (số vượt trên 730.000đ vẫn phải tính thuế TNCN)

Ví dụ:

Ví dụ: Chị Phương Linh được công ty chi trả phụ cấp ăn ca tháng là 1 triệu đồng.
Vậy số tiền được miễn thuế TNCN là 730.000đ
Số tiền chịu thuế thu nhập cá nhân = 1.000.000 – 730.000 = 270.000

Liên hệ tư vấn

Phụ cấp điện thoại

Mức phụ cấp điện thoại được miễn thuế theo mức quy định hoặc cơ chế của Công ty.

Ví dụ:

Ví dụ: Chị Phương Linh được phụ cấp tiền điện thoại là 2 triệu đồng nhưng theo quy chế công ty chỉ được 500.000đ/tháng/người/vị trí
Vậy số tiền được miễn thuế TNCN là 500.000đ
Số tiền chịu thuế TNCN = 2.000.000 – 500.000 = 1.500.000

Tiền phụ cấp trang phục:

Không vượt quá 5 triệu đồng/năm/người khi nhận bằng tiền
Miễn thuế khi nhận toàn bộ bằng hiện vật
Được nhận cả hai bằng hiện vật và tiền nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/năm/người khi nhận bằng tiền.

Ví dụ: Chị Phương Linh cty HssLink được nhận 2 áo đồng phục/Năm kèm theo 5 triệu đồng/năm
Vậy số tiền 5 triệu đồng là thu nhập được miễn thuế TNCN

Tiền làm thêm giờ:

Tiền làm ban đêm làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính thì sẽ được miễn thuế.

Ví dụ: Mức lương Công ty trả là 50.000/Giờ, Chị Phương Linh làm thêm 1 giờ vào ngày chủ nhật.
Vậy tiền thêm công ty phải trả = 50.000*1 giờ * 200% = 100.000đ
Vậy tiền lương được miễn thuế = 100.000 – 50.000 = 50.000
Tiền lương tính thuế là 50.000đ

  Tham khảo điều 98 Luật lao động năm 2019 về cách tính tiền lương làm thêm giờ:
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Các khoản phúc lợi

Các khoản đám hiếu, đám hỉ cho bản thân và gia đình phù hợp với mức xác định chịu thuế TNDN
Các khoản chi trực tiếp phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN cho người lao động.
(tham khảo CV 34440/CT-HTR của cục thuế TP Hà Nội)

Công tác phí

Các khoản công tác phí như vé máy bay, vé tàu, tiền lưu trú, ăn uống, tiền đi lại … được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp
(tham khảo công văn số 1166/TCT-TNCN của tổng cục thuế)

Khoản tiền cho thuê nhà không vượt quá 15% thu nhập chịu thuế.

Khoản tiền thuê nhà do công ty trực tiếp chi trả cho người cho thuê nhưng là nhà công vụ
Khoản tiền thuê nhà do công ty chi tiền không quan tâm người nhận hoặc cho người lao động nhận tiền mặt thì được miễn phần không vượt quá 15% thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Chị Phương Linh có tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm khoản tiền thuê nhà) tháng là 10 triệu, tiền phụ cấp nhà ở là 2 triệu.
Vậy số tiền thuê nhà được miễn thuế = (10 triệu + 2 triệu)*15% = 1.8 triệu
Số tiền thuê nhà phải đóng thuế TNCN = 2 triệu – 1.8 triệu = 0.2 triệu.

Tham khảo: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Các khoản giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ bản thân 11 triệu/tháng/người
Giảm trừ người thân 4.4 triệu/tháng/người. (đối với người trên 18 tuổi được hưởng theo quy định thì có thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng)

Các khoản bảo hiểm

Các khoản bảo hiểm bắt buộc BHXH, BHYT, BHCĐ
Quỹ hưu trí tự nguyện
Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Được trừ thuế TNCN với điều kiện có giấy chứng nhận của các tổ chức (các tổ chức phải được cơ quan ban ngành xác nhận đủ điều kiện)

Bảng thuế suất thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/Năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Cách tính thuế TNCN phải nộp – công thức ngắn gọn theo tháng.​
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT – 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT – 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT – 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT – 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30 % TNTT – 5,85 trđ
7
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35%
Trên 80
35% TNTT – 9,85 trđ
Ví dụ:

Phương Linh trong tháng 10 năm 20X1 có thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công là 50 triệu. Vậy phải nộp thuế TNCN bao nhiêu? 

Sử dụng công thức tính thuế ngắn gọn tháng theo cách 1: Mức thu nhập tính thuế 50 triệu đồng tương ứng với bậc thuế 5 ta sẽ có như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 4.75 trđ + 25% * (50 trđ – 32 trđ) = 9.25 triệu đồng

• Cá nhân cư trú có hợp đồng dưới 3 tháng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế * 10%

2.2 cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công

Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú

Mức thuế suất áp dụng là 20%

Công thức tổng quát:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế * thuế suất (20%)
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = {(Số ngày làm việc cho công việc tại VN x Thu nhập từ tiền lương toàn cầu)/Tổng số ngày làm việc trong năm} + Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam*

- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = {(Số ngày có mặt tại VN x Thu nhập từ tiền lương trước thuế)/ 365 ngày} + Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam*

(*) Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại các trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.