Quản trị Tài chính Kế toán dành cho Giám đốc: Nền tảng cơ bản

Nội dung bài viết:

  • 1. Hiểu về quản trị tài chính Kế toán
  • 2. Vai trò của Giám đốc trong Quản trị Tài chính Kế toán
  • Lập Kế hoạch Chiến lược Tài chính
  • Quản lý Dòng Tiền
  • Phân tích và Kiểm soát Tài chính
  • 3. Các Công cụ và Kỹ thuật trong Quản trị Tài chính Kế toán

Quản lý tài chính là 1 yếu tố quan trọng trong quyết định thành bại của Doanh nghiệp, đặc biệt đối với các Giám đốc, nắm vững các nguyên tắc quản trị tài chính kế toán không chỉ giúp điều hành doanh nghiệp bền vững mà còn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy HssLink xin đưa ra cách nhìn sâu sắc về quản trị tài chính kế toán dành cho Giám đốc như sau.

1. Hiểu về quản trị tài chính Kế toán

1.1 Khái niệm Quản trị Tài chính

Quản trị tài chính là việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát, giám sát nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Quản trị tài chính không chỉ việc xử lý các con số mà còn phải đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời dựa trên phân tích tài chính.

1.2 Khái niệm Kế toán Quản trị

Kế toán quản trị tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính cho các nhà quản lý nội bộ để hỗ trợ việc ra quyết định. Các thông tin bao gồm phân tích chi phí, lập ngân sách, và đánh giá hiệu quả hoạt động. việc hiểu rõ các nguyên tắc kế toán quản trị giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2. Vai trò của Giám đốc trong Quản trị Tài chính Kế toán

2.1 Lập Kế hoạch Chiến lược Tài chính

Giám đốc đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập các mục tiêu tài chính dài hạn và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc xác định các nguồn vốn cần thiết, đánh giá các rủi ro tài chính và đưa ra các biện pháp để tối ưu hóa lợi nhuận.

Ví dụ:

  • Công ty sản xuất dự định đầu tư 23 tỷ đồng cho dây chuyền công nghệ mới để cải thiện hiệu suất sản xuất.
  • Dựa trên phân tích chi phí và lợi nhuận dự kiến, dây chuyền này có thể giúp tăng năng suất lên 20%, từ đó tăng doanh thu hàng năm thêm 46 tỷ đồng.
  • Quyết định này cần phải cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của công ty và tác động lâu dài lên lợi nhuận.

2.2 Quản lý Dòng Tiền

Quản lý dòng tiền giúp doanh nghiệp có đủ lượng tiền dự trữ để thanh toán cho các chi phí hàng ngày và lượng tiền đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới.

Ví dụ:

  • Một Doanh nghiệp có chi phí hoạt động hàng tháng là 11.5 tỷ, vậy thì cần phải có tối thiểu số tiền trong tài khoản bao nhiêu để duy trì hoạt động. Trường hợp dự kiến mở rộng sản xuất với chi phí là 5 tỷ mỗi tháng.
  • Vậy cần phải tìm kiếm nguồn vốn hoặc tối ưu hóa dòng tiền như nào để đáp ứng được nhu cầu mà không ảnh hưởng hoạt động hàng ngày.

2.3 Phân tích và Kiểm soát Tài chính

Giám đốc CEO cần phải thường xuyên phân tích các báo cáo tài chính để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Kiểm soát tài chính giúp đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng kế hoạch và không vượt quá ngân sách.

Ví dụ:

  • Nếu ngân sách chi phí marketing trong 3 tháng qua tăng từ 2 tỷ lên 3 tỷ nhưng không có tăng trưởng doanh thu.
  • Vậy cần phải xem xét lý do cho sự gia tăng này và quyết định nên cắt giảm chi phí hoặc điều chỉnh chiến lược marketing như nào.

Xem thêm:

3. Các Công cụ và Kỹ thuật trong Quản trị Tài chính Kế toán

3.1 Lập Ngân sách

Lập ngân sách là một công cụ quản lý quan trọng giúp Giám đốc kiểm soát các chi phí và lập kế hoạch cho tương lai. Ngân sách cung cấp một kế hoạch chi tiêu chi tiết và giúp doanh nghiệp duy trì kỷ luật tài chính.

Ví dụ:

Một công ty sản xuất có thể lập ngân sách cho năm tài chính tiếp theo như sau:

STT
Chỉ tiêu
Số tiền (tỷ)
Tỷ lệ trên doanh thu
1
Doanh thu kế hoạch
230 tỷ
2
Chi phí nguyên vật liệu
69
40%
3
Chi phí nhân công
46 tỷ
20%
4
Chi phí sản xuất
11.5 tỷ
5%
5
Chi phí Marketing
23 tỷ
10%
6
Chi phí vận hành
11.5 tỷ
5%
7
Lợi nhuận dòng
46 tỷ
20%

Ngân sách này là cơ sở để kiểm soát hiệu quả tài chính của công ty trong một năm

3.2 Phân tích Tài chính

Phân tích tài chính giúp Giám đốc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các kỹ thuật cơ bản bao gồm phân tích tỷ lệ tài chính, phân tích xu hướng và phân tích độ nhạy.

Ví dụ:

  • Giám đốc có thể sử dụng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
  • Giả sử Công ty có lợi nhuận ròng là 45 tỷ, vốn chủ sở hữu là 300 tỷ khi đó chỉ số ROE là 15%. Điều này có nghĩa khi công ty bỏ ra 1 tỷ đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ thu về 0.15 tỷ đồng tiền lợi nhuận.
    Khi so sánh tỷ lệ ROE các Công ty trong cùng 1 ngành sẽ giúp Giám đốc đánh giá được khả năng cạnh tranh và hiệu quả tài chính của Doanh nghiệp. Khi đó sẽ có định hướng rõ ràng trong việc quản trị tài chính mức khung như nào phù hợp để định hướng phát triển Công ty.

Liên hệ tư vấn

3.3 Quản lý Rủi ro Tài chính

Quản trị tài chính là việc xác định, phân tích và giảm thiểu các rủi ro ảnh hướng đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Bao gồm các rủi ro liên quan đến thị trường, tín dụng và thanh khoản của Công ty.

Ví dụ:

  • Công ty xuất nhập khẩu ký hợp đồng bán hàng trị giá 1 triệu USD cho Công ty Mỹ với thời gian thanh toán sau 3 tháng. Tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng là 23.500VNĐ, tuy nhiên đến thời điểm thanh toán thì tỷ giá xuống còn 22.500VNĐ. Dẫn đến công ty thiệt hại 1 tỷ đồng.
  • Để giảm rủi ro này Giám đốc có thể đưa ra quyết định sử dụng hợp đồng tương lai hoặc công cụ phái sinh khác để sử dụng tỷ giá ở mức hiện tại

Xem thêm:

3.4 Áp dụng Phân tích SWOT

Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) là một công cụ quan trọng giúp Giám đốc đánh giá tình hình tài chính và xác định các chiến lược phù hợp.

Ví dụ:

Công ty bán lẻ sử dụng phân tích SWOT để đánh giá khả năng tài chính của công ty như sau:

  • Điểm mạnh: Doanh thu cao, mạng lưới phân phối rộng rãi.
  • Điểm yếu: Chi phí hoạt động cao, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao.
  • Cơ hội: Mở rộng thị trường trực tuyến, tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp.
  • Thách thức: Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn, biến động kinh tế toàn cầu.
    Dựa trên phân tích này, Giám đốc có thể đưa ra các chiến lược để giảm chi phí, tối ưu hóa nợ và tận dụng cơ hội từ thị trường trực tuyến.

3.5 Sử dụng Phần mềm ERP quản lý tài chính

Phần mềm quản lý tài chính giúp Giám đốc theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính một cách hiệu quả. Các công cụ này cung cấp các tính năng như lập báo cáo tài chính, phân tích chi phí và quản lý dòng tiền.

Ví dụ:

Công ty có thể sử dụng phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) để tích hợp và quản lý tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ một nền tảng duy nhất. Với phần mềm này, Giám đốc có thể xem các báo cáo tài chính chi tiết, theo dõi dòng tiền theo thời gian thực và quản lý các khoản phải thu và phải trả một cách hiệu quả.

3.6 Đào tạo và Phát triển Kỹ năng Tài chính

Giám đốc cần thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng về quản trị tài chính kế toán để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Có thể tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành tài chính. 

Ví dụ:

Giám đốc có thể tham gia khóa học về phân tích tài chính nâng cao để hiểu rõ hơn về kỹ thuật phân tích. Hoặc có thể thuê chuyên gia quản trị tài chính Setup hệ thống kế toán quản trị, trên cơ sở đó các chuyên gia tài chính sẽ xây dựng các chỉ số phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại, giúp Giám đốc hiểu nhanh và nắm bắt nhanh, áp dụng cho doanh nghiệp.

Kết luận:

Quản trị tài chính kế toán dành cho Giám đốc không chỉ là việc quản lý các con số mà còn là việc ra quyết định chiến lược để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bằng cách nắm vững các nguyên tắc quản lý tài chính kế toán, sử dụng các công cụ và kỹ thuật phù hợp, và liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng, Giám đốc có thể dẫn dắt doanh nghiệp tới thành công trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức.

Bài viết Kiến thức