Hướng dẫn tính thuế TNCN chuyển nhượng Vốn Góp, cổ phần
Nội dung bài viết
- Cơ sở pháp lý về thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phần
- Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong Công ty cổ phần, Công ty TNHH …
- Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong Công ty cổ phần, Công ty TNHH …
- Thời điểm ghi nhận tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phần.
- Chuyển nhượng vốn góp, cổ phiếu trong chứng khoán
- Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phiếu trong Chứng khoán
- Thời điểm ghi nhận tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phiếu trong chứng khoán
- Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
1. Cơ sở pháp lý về thuế TNCN chuyển nhượng vốn góp, cổ phần
STT | Trích dẫn | Cơ sở pháp lý |
---|---|---|
1 | Khoản 4 điều 2 | Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế TNCN… |
2 | Thông tư 92/2015/TT-BTC thuế TNCN với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh. | |
3 | Điều 4 | Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm B khoản 4 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC từ thu nhập chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần …. |
2. Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn góp, cổ phiếu trong Công ty cổ phần, TNHH …
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty cổ phần
- Thu nhập chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH: Công ty TNHH Một thành viên, Hai thành viên.
- Thu nhập chuyển nhượng vốn góp trong Công ty hợp danh
- Thu nhập chuyển nhượng vốn góp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức kinh tế và tổ chức khác.
- Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần của các cá nhân trong các loại hình công ty theo quy định.
- Các hình thức chuyển nhượng khác
2.1 Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập chịu thuế * 20%
- Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng – ( Giá mua + chi phí liên quan)
Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần có phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng không ghi rõ hoặc quy định giá chuyển nhượng hoặc giá không phù hợp thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về thuế.
Giá mua
Giá mua của phần vốn góp được chuyển nhượng là trị giá vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
- Đối với doanh nghiệp thành lập thì vốn góp được xác định dựa trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ.
- Đối với vốn góp bổ sung: Giá trị vốn góp dựa trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ.
- Đối với vốn mua lại là phần vốn tại thời điểm mua, giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp
Các chi phí liên quan được trừ
Là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng: Lệ phí, phí nộp ngân sách nhà nước, chi phí thủ tục pháp lý và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định.
2.2 Thời điểm xác định tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn văn Thanh là thành viên vốn góp của Công ty TNHH kế toán Hsslink với giá trị vốn góp là 1.000.000.000đ ngày 25/03/20X1 Ông Thanh Ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cho bà Bùi Thanh Thúy với giá chuyển nhượng là 1.200.000.000đ. và được thanh toán qua tài khoán cá nhân. Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng ông Thanh chi trả là 20.000.000đ có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định.
Thời điểm xác định căn cứ tính thuế là ngày 25/03/20X1
Thu nhập tính thuế = 1.200.000.000 – 1.000.000.000 – 20.000.000 = 180.000.000đ
Vậy số thuế TNCN ông Thanh phải nộp = 180.000.000 * 20% = 36.000.000đ
Vậy ông Thanh phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền là: 36.000.000đ
Ví dụ 2: Ông Nguyễn văn Thanh là thành viên vốn góp của Công ty TNHH kế toán Hsslink với giá trị vốn góp là 1.000.000.000đ ngày 25/03/20X1 Ông Thanh Ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cho bà Bùi Thanh Thúy với giá chuyển nhượng là 1.000.000.000đ. và được thanh toán qua tài khoán cá nhân. Không phát sinh chi phí.
Thời điểm xác định căn cứ tính thuế là ngày 25/03/20X1
Thu nhập tính thuế = 1.000.000.000đ – 1.000.000.000đ = 0đ
Vậy số thuế TNCN ông Thanh phải nộp = 0đ * 20% = 0đ
Vậy ông Thanh không phải nộp tiền thuế TNCN vào ngân sách nhà nước.
Thuế TNCN
Thuế TNCN
Thuế TNCN
3. Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn góp, cổ phiếu trong chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác
Công thức tính thuế TNCN trong chuyển nhượng chứng khoán
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần * 0.1%
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
- Giá chuyển được xác định khi phát sinh giao dịch mua bán khớp lệnh trên sở giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyện nhượng hoặc theo sổ sách kế toán hoặc thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định pháp luật.
3.2 Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.
Đối với chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Đối với chứng khoản của Công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
- Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do vốn góp là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Ví dụ: Ngày 25/03/20X1 Ông Nguyễn Văn Thanh bán 5.000 cổ phiếu VCI giá 48.000đ/Cổ phiếu trên sàn giao dịch Công ty chứng khoán XXX. Vậy thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
Giá tính thuế thu nhập cá nhân = 5.000 * 48.000 = 240.000.000đ
Thuế TNCN phải nộp = 240.000.000đ * 0.1% = 240.000đ
Vậy Ông Thanh sẽ nộp số tiền thuế TNCN là 240.000đ
3.3 Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Công thức tính thuế = Số lượng cổ phiếu được chia * giá trị sổ sách * 5%
Ví dụ: Giả sử ông Nguyễn Văn Thanh mua 5000 cổ phiếu với giá 48.000đ ngày 25/03/20X1, sang ngày 26/03/20X1 ông thanh được chia cổ tức là 500 cổ phiếu. Sau một thời gian ông Thanh bán 500 cổ phiếu thì thuế TNCN phải tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = 500 * 10.000đ * 5% = 250.000đ
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập các nhân từ tiền lương tiền công và các khoản phụ trợ cấp.
- Kế toán thuế trọn gói
- Tư vấn quản trị tài chính Doanh nghiệp
- Thành lập Công ty
- Cung cấp nhân sự Kế toán
- Đào tạo Kế toán tại Doanh Nghiệp
- Khóa học thực hành Kế toán tổng hợp từ A-Z
- Khóa học thực hành kế toán quản trị từ A-Z
- Khóa học lập và phân tích dòng tiền Doanh nghiệp.