Xác định chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN

Giai đoạn
Từ năm 2015 đến nay
Trước năm 2015
Cơ sở pháp lý
Thông tư 96/2015/TT-BTC
Thông tư 123/2012/TT-BTC; Thông tư 78/2014/TT-BTC; Công văn 2826/TCT-CS;
Trích dẫn
Điều 2.17, 2.18
Điều 2.17, 2.18

Nội dung bài viết

  • Cơ sở pháp lý về xác định chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN
  • Chi phí lãi vay trong trường hợp góp vốn Kinh doanh
  • Ghi nhận chi phí lãi vay trong trường hợp - Góp đủ vốn điều lệ
  • Ghi nhận chi phí lãi vay trong trường hợp - Chưa góp đủ vốn điều lệ
  • Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
  • Công thức tính chi phí lãi vay
  • Hướng dẫn hạch toán chi phí lãi vay

1. Cơ sở pháp lý về Xác định chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN

Căn cứ điểm 2.17 và điểm 2.18 của khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, đã được sửa đổi bởi Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, quy định về các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)

2. Chi phí lãi vay trong trường hợp góp vốn

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thời hạn góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp

2.1 Ghi nhận chi phí lãi vay trong trường hợp - góp đủ vốn điều lệ.

  • Vay tiền của đối tượng là tổ chức tín dụng, ngân hàng:  Không bị hạn chế về lãi suất vì vậy được ghi nhận toàn bộ chi phí lãi vay là chi phí thuế TNDN
  • Vay tiền của các cá nhân, tổ chức kinh tế khác: Nếu công ty vay của của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì lãi vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Ví dụ:

Công ty A có đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ. Đã góp đủ vốn trong thời gian quy định. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước vào thời điểm vay là 9.6%/năm. Vậy mức lãi suất để công ty được ghi nhận chi phí lãi vay không được vượt quá 14.4% = 9.6% *1.5 (tham khảo công thức tính lãi vay bên dưới)
Như vậy trong trường hợp này Công ty sẽ được ghi nhận toàn bộ chi phí lãi vay nhưng không được vượt quá lãi suất 14.5%/năm. 

2.2 Ghi nhận chi phí lãi vay trong trường hợp – Chưa góp đủ vốn điều lệ.

Theo thông tư 78/TTBTC thì trong trường hợp doanh nghiệp đi vay nhưng chưa góp đủ vốn điều lệ thì phần lãi vay tương ứng với số vốn góp còn thiếu sẽ không được tính vào chí phí được trừ khi tính thuế TNDN

  • Trong trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn góp thiếu thì toàn bộ lãi vay không được trừ.

Ví dụ: Công ty có vốn điều lệ 20 tỷ, Số vốn góp còn thiếu là 10 tỷ. Công ty vay 6 tỷ với lãi suất 0.8%/tháng.
Toàn bộ số lãi vay không được trừ theo tháng = 6 tỷ * 0.8% = 48 triệu.
Lưu ý: chỉ tính số lãi vay không được trừ từ lúc vay đến lúc góp vốn đủ số 10 tỷ.

  • Trong trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn góp điều lệ còn góp thiếu thì sẽ được ghi nhận chi phí lãi vay như sau:

Nếu Công ty chỉ có 1 khoản vay duy nhất:

Ví dụ: Công ty Dịch vụ A có vốn điều lệ 20 tỷ số vốn góp còn thiếu là 5 tỷ đồng. Giả sử Công ty vay 6 tỷ với lãi suất 0.8%/tháng. Vậy cách tính chi phí lãi vay như sau:
Chi phí lãi theo vốn góp còn thiếu = 5 tỷ * 0.8% = 40 triệu.
Chi phí lãi vay theo khoản vay = 6 tỷ * 0.8% = 48 triệu
Vậy Chi phí lãi vay được xác định được trừ thuế TNDN = 48 – 40 = 8 triệu.

Nếu công ty có nhiều khoản vay:

Ví dụ: Công ty Dịch vụ A có vốn điều lệ 20 tỷ số vốn góp còn thiếu là 5 tỷ đồng.
Giả sử Công ty vay Công ty Thanh Ngọc 4 tỷ với lãi suất 0.8%/ tháng
Công ty vay Công ty Phương Linh 2 tỷ với lãi suất 0.9%/ tháng.
Vậy cách tính chi phí lãi vay như sau:
Tổng số chi phí lãi vay tính theo 2 khoản vay = (4*0.8%) + (2*0.9%) = 50 triệu đồng.
Chi phí lãi vay không được trừ theo vốn điều lệ = 5/6 * 50 triệu = 41.67 triệu
Vậy chi phí lãi vay được trừ = 50 – 41.67 = 8.33 triệu.

3. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì cần phân biệt rõ chi phí lãi vay thông thường và chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết:

Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a này sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a. Thời gian chuyển tổng chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Xem thêm: Giao dịch liên kết là gì?, Ghi nhận Chi phí lãi vay có giao dịch liên kết.

4. Công thức tính chi phí lãi vay

Theo quy định về việc tính chi phí lãi vay không vượt quá 150%, Kế toán HssLink xin hướng dẫn công thức tính chi phí lãi vay hàng kỳ như sau:

4.1. Tính chi phí lãi vay ngân hàng

Công thức:

Lãi phải trả = Dư nợ lãi vay * Lãi suất năm * (Số ngày vay thực tế / 365 ngày)

4.2. Tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác

Đối với các nhân và tổ chức khác, đôi khi sẽ tính chi phí lãi vay không theo kỳ cố định vì vậy sẽ tính chi phí lãi vay theo kỳ tháng, và chi phí lãi vay theo ngày.

Công thức tính chung như sau:

Lãi phải trả = Lãi trả theo tháng + Lãi trả ngày lẻ

Trong đó:

Lãi trả theo tháng = (Dợ nợ hiện tại * Lãi suất vay năm * Số ngày duy trì nợ thực tế) / 365 ngày. 

Lãi trả theo ngày lẻ = (Dợ nợ hiện tại * Lãi suất vay năm * Số ngày duy trì nợ thực tế theo ngày lẻ) / 365 ngày

5. Hướng dẫn Hạch toán chi phí lãi vay

5.1 Hạch toán lãi vay khi vốn hóa hoặc không được vốn hóa

• Nếu chi phí đi vay khi đã được vốn hóa được tính vào giá trị đầu tư hoặc giá trị sản phẩm dở dang. Khi đó kế toán hạch toán:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình
Có TK 111, 112, 242: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang, Chi phí trả trước

• Những khoản vay không được vốn hóa, Kế toán hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ.

Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 242: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang, Chi phí trả trước

5.2 Hạch toán lãi vay được trừ và không được trừ vào chi phí thuế TNDN

Dù là chi phí được trừ hay không được trừ thì đều hạch toán như sau:

1. Nếu trả lãi vay theo định kỳ và chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang.
2. Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:
• Khi trả lãi cho lãi cho nhiều kỳ (ví dụ trả lãi theo Quý)
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang
• Từng kỳ (hay từng tháng) hạch toán chi phí tài lãi vay:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 242: Chi phí trả trước
3. Hạch toán chi phí lãi vay trả sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay
• Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 335: Chi phí trích trước
• Trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng vay ghi:
Nợ TK 335: Chi phí trích trước
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

5.3. Hạch toán lãi thuê tài sản tài chính phải trả

Doanh nghiệp thanh toán toàn bộ khoản tiền cho thuê tài chính theo hóa đơn:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hang
Doanh nghiệp chưa thanh toán toàn bộ khoản tiền cho thuê tài chính theo hóa đơn:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả

Xem thêm: Hạch toán thuê tài chính như thế nào?

5.4. Hạch toán lãi trả chậm của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp

• Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
• Định kỳ phân bổ lãi trả chậm vào chi phí
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 242: Chi phí trả trước

  1. Kế toán thuế trọn gói
  2. Tư vấn quản trị tài chính Doanh nghiệp
  3. Thành lập Công ty
  4. Cung cấp nhân sự Kế toán
  5. Đào tạo Kế toán tại Doanh Nghiệp
  1. Khóa học thực hành Kế toán tổng hợp từ A-Z
  2. Khóa học thực hành kế toán quản trị từ A-Z
  3. Khóa học lập và phân tích dòng tiền Doanh nghiệp.

Related Articles